Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều quốc gia với những cách giáo dục con cái khác nhau. Như Mỹ là họ có thể cho con tranh luận với chính ba mẹ của chúng. Chúng có quyền được nói ra quan điểm và những gì chúng ngh ĩ với ba mẹ mình. Nhưng ở Việt Nam, hành động cãi lại này được cho là hư. Dù cho cha mẹ sai thì con cái ở Việt Nam cũng không được cãi lại. Vậy sau đây là những cách dạy con không bao giờ cãi mẹ.
1. Cách dạy con của không bao giờ cãi mẹ của người Mỹ:

Mỹ là một quốc gia cực kỳ phát triển, họ áp dụng luật pháp ở bất cứ đâu, dù là trong gia đinh và cả ở ngoài xã hội. Ở Mỹ người ta cấm những người cha, người mẹ đánh đập, chửi rủa con cái mình. Vậy cha mẹ ở Mỹ có phương pháp dạy con nào mà không cần tới”roi vọt”?
1. Cô lập và cứng rắn.
Khi những đứa trẻ mắc lỗi lần một, bố mẹ sẽ nhắc nhở con. Nhưng nếu phạm phải sai lầm lần thứ hai, bố mẹ ở bên Mỹ sẽ có cách trừng phạt mà ít người ở Việt Nam chúng ta biết. Cụ thể là họ sẽ cô lập bé với những thứ mà bé thích thú, đam mê. Tưởng vậy là sẽ gián tiếp đưa con em mình đến bệnh tự kỉ nhưng không. Họ cô lập con vậy để cho bé có thời gian suy ngẫm về những lỗi sai của mình, hậu quả là sẽ không còn ai yêu thương và quý mến mình nữa.
Hàng xóm tôi có một người bên Mỹ về chơi, họ cho một đứa con nhỏ chừng 10 tuổi theo. Đứa bé rất ngoan ngoãn lại đẹp trai. Khi được hỏi cách làm sao để dạy con như thế thì mẹ của cậu bé cho hay: có một lần cậu bé nghịch bóng nước và vô tình ném vào một số người đang đi đường, mẹ cậu bé nhắc nhở một lần, một vài phút sau cậu bé lại tái phạm phải sai lầm lần thứ hai. Lúc này mẹ cậu bé thu hết số bóng nước cậu đang chơi và chỉ vào góc cây bắt cậu đứng đó 10 phút. Cậu khóc, thậm chí là khóc rất to nhưng mẹ cậu bé rất kiên quyết, không bị mềm lòng bởi tiếng khóc ấy. Cậu khóc một lúc rồi lại nín, đúng 10 phút sau mẹ cậu bé ra và hỏi cậu đã biết lỗi của mình chưa cậu bé đã nhận ra lỗi lầm và từ lúc đó cậu không bao giờ phạm phải sai lầm mà mình đã gặp phải.
2. Ra hạn thời gian đúng và đặt kỷ cương cao.

Khi con mình đòi hỏi một thứ gì đó, bạn nên gia hạn với nó để cho nó có một thói quen tốt. Ví dụ như: khi con bạn đang chơi ở công viên mà trời đã tối, bạn nên gọi con về, nếu con bạn vẫn muốn chơi và không muốn về. Bạn có thể gia hạn với con thêm một thời gian ngắn nữa, khi hết thời gian bạn phải bắt nó về ngay. Bố mẹ không được mềm lòng bởi những tiếng khóc, những hành động giãy giụa của con. Nếu bạn mềm lòng thì sẽ gây ra hậu quả xấu đối với chính con em mình sau này. Nên bạn phải cứng rắn, kiên quyết bắt nó về ngay. Vì thế sau này nó mới có thói quen tốt, giữ đúng lời hứa và những gì nó đã thỏa thuận.
2. Người Nhật dạy con thế nào?
Khi trẻ còn nhỏ là lúc cha mẹ có thể “uốn nắn” dễ nhất. Vì vậy người Nhật sẽ dạy con cái cách ăn nói và những cử chỉ đúng nhân cách vào thời điểm này. Các ông bố bà mẹ ở Việt Nam nên tham khao nha.
1. Cho các bé tham gia các hoạt động xã hội

Vì những hoạt động xã hội này rất bổ ích cho các bé. Nó giúp bổ xung kiến thức cho các bé, giúp các bé có tư duy tốt hơn là suốt ngày chỉ cắm mặt vào cái máy game. Nó giúp các bé biết đâu là đúng đâu là sai. Nó còn giúp các bé tự tin hòa nhập với cộng đồng hơn nữa!
2. Nên dạy dỗ các bé ngoan ngoãn chào hỏi ngay từ những tuổi đầu tiên.
Các bé đã có ý thức từ những tuổi đầu tiên trong cuộc đời thì cái ý thức đấy sẽ gắn bó với các bé suốt quãng đời còn lại. Đẫ làm cha làm mẹ không ai cấm nuông chiều con nhưng phải nuông chiều có chừng mực. Vì thế, bố mẹ hãy dạy con cái của mình ngay từ những tuổi đầu đời để đặt nền tảng cho con mình sau này nhé!
3. Nên cho con biết cách tự tìm hiểu, tìm tòi.

Khi còn bé các bé rất hay thắc mức. Đã làm cha mẹ thì đừng có cáu giận vì những câu hỏi ngây thơ này của con nhé. Đây là những dấu hiệu của sự trưởng thành. Bố mẹ không nên trả lời hết những câu hỏi của con mà hãy cùng con đi tìm hiểu, tìm tòi. Bố mẹ hãy hướng dẫn con cách tìm hiểu nó, hãy hướng dẫn con hỏi những người có thể giải đáp thắc mắc cho con hơn. Những đứa trẻ hay hỏi là những đứa trẻ rất thông minh đấy nhé!
4. Không chỉ trích quá mạnh lỗi lầm của con, hãy dùng biện pháp.
Khi các con mắc phải sai lầm, bố mẹ có thể nhắc nhở nhẹ nhàng đối với con cái của mình. Ai cũng mắc phải sai lầm, những nếu trẻ mắc phải sai lầm thì bố mẹ chớ nên đánh đập hoặc quát mắng con. Vì lúc này, trẻ sẽ thiếu tự tin và không đủ mạnh dạn đối diện với trách nhiệm. Khi các con đã mắc phải sai lầm quá nhiều, lúc này bố mẹ có thể dùng biện pháp như: tịch thu trò chơi của con cho đến khi con nhận ra lỗi lầm, không cho con đi chơi khi chưa thay đổi tính nết,… Nếu bố mẹ làm vậy trẻ sẽ không dám tái phạm trong tương lai. Đã là trẻ nhỏ thì ai cũng muốn đi chơi, ai cũng muốn có thật nhiều đồ chơi. Bố mẹ phải thật hiểu và đánh vào đúng tâm lý của con nhé!
Trên đây là một số cách dạy con không bao giờ cãi mẹ của một số quốc gia phát triển trên thế giới. Bố mẹ Việt hãy thử áp dụng nhé! Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm: Phương pháp dạy trẻ lì lợm